028382478267


LỢI ÍCH CỦA IMPLANT

Trước đây, nếu bị mất răng, bạn chỉ có thể chọn cách làm hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng. Ngày nay, đã có giải pháp tốt hơn nhiều, đó là răng cấy ghép implant.
Hàm giả tháo lắp thật vướng víu khó chịu, còn cách làm cầu răng buộc phải mài nhỏ các răng thật kế cận vùng bị mất răng. Thậm chí, nếu bị mất các răng cối lớn trong cùng, hay số răng bị mất nhiều, khoảng mất răng dài, thì trước đây chỉ có thể làm hàm giả tháo lắp, bệnh nhân muốn có răng giả cố định cũng không được. Tuy nhiên, ngày nay, với kỹ thuật Implant, bác sĩ có thể giúp bạn ngay cả khi bạn không còn chiếc răng nào.
So với hàm giả tháo lắp và cầu răng, implant có những lợi ích vượt trội:
• Cảm giác như răng thật: răng cấy ghép implant cho khả năng ăn nhai và độ thẩm mỹ tương đương răng thật.
• Ăn uống ngon hơn: Bạn có thể thưởng thức mùi vị những món ăn ngon hay lọai rượu vang mà bạn ưa thích, vì không phải vướng víu với nền hàm tháo lắp bất tiện. Bạn cũng có thể dùng các loại trái cây hay hạt giòn giòn như đậu phộng. Nướu và niêm mạc miệng không còn bị kích thích hay bỏng rát do cọ xát với nền hàm giả nữa. Ăn uống ngon miệng hơn thì sức khỏe của bạn sẽ tốt hơn.
• Cố định: Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi ăn nhai, giao tiếp, sẽ không còn nỗi lo “rớt hàm” nữa!
• Thẩm mỹ: Implant giúp cho việc nâng đỡ xương và mô quanh răng, tạo ra những nét thẩm mỹ giống răng thật nhất!
• Chức năng: Phục hình cố định trên Implant giúp bạn sử dụng được chức năng của hàm răng tương đương 90% so với răng thật (trong khi ở hàm tháo lắp là 20-40%).
• Phát âm chính xác: việc mang hàm giả đôi khi sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái với vấn đề phát âm. Phục hình Implant thì khác, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin với chính mình!
• An toàn: Implant và trụ Abutment được làm bằng vật liệu Titan, là vật liệu tương hợp sinh học tốt, được sử dụng rất nhiều trong cấy ghép y học hiện đại như làm khớp gối nhân tạo, kết hợp và cố định xương trong phẫu thuật chỉnh hình…
• Lâu dài và bền vững: sau khi bị mất răng, sẽ có hiện tượng tiêu nướu và xương ở vùng bị mất răng, ảnh hưởng nhiều đến hình dáng khuôn mặt. Hàm giả tháo lắp và cầu răng không thể ngăn cản được sự tiêu xương hàm. Nhưng implant có thể ngăn chặn được điều đó. Ngoài ra, nếu được cấy ghép đúng kỹ thuật và chăm sóc tốt, Implant sẽ có độ bền suốt đời. 


chỉnh nha 

LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHỈNH NHA SỚM CHO TRẺ

Các bậc phụ huynh thường hiểu sai về phương pháp chỉnh nha cho trẻ em.Thông thường các bậc phụ huynh thường đợi lúc con em mình lớn mới thực hiện phương pháp chỉnh nha như niềng răng vì nghĩ rằng nếu ở độ tuổi nhỏ việc chỉnh nha sẽ gây bất lợi và có thể ảnh hưởng chất lượng ăn uống có trẻ.Nhưng theo hiệp hội nha khoa quốc tế thì việc chỉnh nha sớm mang lại nhiều lợi ích bất ngờ và đạt hiệu quả cao hơn.Hãy cùng Nha khoa PHONG LAN tìm hiểu những lợi ích khi chỉnh nha sớm nhé!

1.Độ tuổi chỉnh nha thích hợp là bao nhiêu?

Trái hẳn với những quan điểm của đa số các bậc phụ huynh thì hiệp hội nha khoa quốc tế đưa ra độ tuổi thích hợp để chỉnh nha là 7 tuổi.Vì ở hầu hết trẻ em 7 tuổi là khi răng hàm nhai đã mọc hết phương pháp chỉnh nha lúc này sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn hết.


2.Lợi ích của việc chỉnh nha sớm
– Không những cải thiện về thẩm mỹ của điều trị nắn chỉnh răng sớm đem lại những lợi ích rõ rệt về mặt tâm lý, khiến trẻ trở nên tự tin hơn, hoà nhập hơn.
– Tạo thêm chỗ cho các răng chen chúc, hay các răng kẹt, răng ngầm mọc đúng vị trí
– Ít gây ra đau đớn
– Giảm độ chìa của các răng cửa, đồng thời với giảm nguy cơ bị gãy của các răng này do tai nạn (ngã, va đập).
– Giảm nguy cơ phải nhổ răng khi nắn chỉnh răng ở giai đoạn sau này
– Chi phí và thời gian điều trị thấp hơn.
– Kết quả mang lại tốt hơn
– Giúp đơn giản hóa việc nắn chỉnh sau này



HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG KHI MẤT RĂNG

8 nguyên nhân mất răng thường gặp
Mất răng là một hiện tượng ai cũng phải trải qua, đặc biệt là người trung niên và người già. Khi tuổi tác tăng cao và chức năng ăn nhai bị giảm sút nghiêm trọng. Tuy nhiên, không chỉ yếu tố tuổi tác, hiện tượng mất răng còn xảy ra bởi một trong các nguyên nhân chính sau đây:
 Bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, viêm nướu, viêm chân răng và đặc biệt là bệnh viêm nha chu. Ảnh hưởng từ ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ răng miệng kém. Không đánh răng, không sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng thường xuyên gây tích tụ vi khuẩn có hại cho răng miệng.
 Tai nạn, chấn thương: Mất răng do những chấn thương đáng tiếc làm ảnh hưởng đến vùng hàm mặt khiến cho răng bị gãy. Có thể gặp ở bất cứ ai trong cuộc sống hàng ngày.
 Yếu tố di truyền: Mất răng do di truyền bẩm sinh, tức là khi sinh ra đã không có răng tại một số vị trí hoặc mất răng toàn hàm.
 Răng & nướu “lười” hoạt động: Việc thường xuyên ăn các loại thức ăn mềm làm cho răng và nướu ít có cơ hội hoạt động, trở nên “lười” đi khiến khả năng ăn nhai, chịu lực của răng yếu dần.
 Do thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai: Có rất nhiều sự thay đổi hormone trong cơ thể phụ nữ giai đoạn này và theo cơ chế tự nhiên, sẽ làm giảm sức đề kháng của nướu đối với các vi khuẩn bám trên răng.
 Tụt nướu: Khi nướu bị vôi răng làm tổn thương sẽ có xu hướng bị tụt dần, tiêu xương khiến răng và nướu mất liên kết chắc chắn như ban đầu. Răng dài ra, lỏng lẻo, thiếu bền chắc trong xương hàm.
 Giảm tiết nước bọt: Khi tuổi tác ngày càng cao, mọi người dùng các loại thuốc (chống trầm cảm, lợi niệu, histamin…) hoặc các bệnh làm giảm việc tăng tiết nước bọt, gây khô miệng, dẫn đến không loại bỏ được các mảng bám trên răng.
 Chế độ ăn uống: Ăn nhiều đồ ngọt cũng sẽ gây nên những mảng bám, tạo thuận lợi cho bệnh viêm nướu phát triển, dễ dẫn đến mất răng.
7 hậu quả khó lường của việc mất răng lâu ngày
Mất răng được xem là nỗi bất hạnh của nhiều người vì ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, sức khỏe trong cuộc sống hàng ngày. 7 yếu tố sau đây được xem là những trở ngại lớn nhất của người mất răng, đặc biệt là mất răng lâu ngày:
1. Ăn nhai khó khăn:
 Lực nhai giảm sút: Người bị mất răng gặp khó khăn rất lớn trong việc cắn xé, nghiền nhỏ thức ăn. Do đó, sẽ hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa như dạ dày, rối loạn tiêu hóa….
 Ảnh hưởng đến sở thích và thú vui ăn uống: Người mất răng bắt buộc phải chọn những thức ăn mềm hoặc vụn để dễ cắn xé, nghiền nhỏ thức ăn hơn. Những thức ăn này đôi khi không nằm trong sở thích của họ dẫn đến việc không hợp khẩu vị, gây ra tình trạng chán ăn, sụt cân, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe cơ thể.
2. Tiêu xương hàm:
Lực nhai tác động lên răng gây ra sự kích thích đối với vùng xương hàm xung quanh răng. Chính sự kích thích này giúp duy trì mật độ xương.
Nếu răng bị mất, lực tác động này không còn, xương hàm bị tiêu dần. Trong trường hợp mất răng lâu năm, tình trạng tiêu xương trở nên nghiêm trọng, khả năng phục hồi răng mới sẽ khó khăn hơn. Bác sĩ sẽ buộc phải tiến hành phẫu thuật ghép xương để có thể phục hồi răng mới thành công.
3. Lão hóa sớm:
Gây lão hóa sớm chính là một trong những hậu quả to lớn của việc mất răng.
Xương hàm có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Khi xương hàm bị tiêu do mất răng lâu ngày, hai má sẽ hóp vào, da mặt chảy xệ, vùng da xung quanh miệng xuất hiện nếp nhăn làm cho khuôn mặt trông già đi rất nhiều so với tuổi thật
4. Ảnh hưởng đến các răng còn lại:
Khi răng bị mất và không được phục hồi, các răng còn lại sẽ bị ảnh hưởng theo. Đối với người bình thường, răng đầy đủ, mỗi răng sẽ nâng đỡ cho nhau, lực nhai được trải đều ra.
Khi răng bị mất, răng đối diện mất đi lực nâng đỡ và chúng có chiều hướng trồi lên vào khoảng trống do răng bị mất gây ra. Hậu quả là gây cản trở hoạt động nhai và là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loạn năng thái dương hàm, đau vùng thái dương, mỏi hàm, mỏi cơ cổ, nghiến răng.
Đặc biệt, mất răng hàm gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Lực nhai tập trung vào vùng răng cửa, điều này làm cho chúng bị quá tải và có nguy cơ chìa ra phía trước kèm theo hiện tượng di xa hoặc di gần. Theo thời gian, khoảng trống răng cửa hình thành, làm ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của khuôn mặt. Những khoảng trống này cũng là một trong những nguyên nhân làm cho răng cửa lung lay và phải nhổ bỏ.
5. Ảnh hưởng đến phát âm:
Việc mất răng cửa dễ dẫn đến phát âm không chính xác, có thể nói ngọng hoặc nói ra hơi gió.
6. Bệnh đau đầu do mất răng:
Răng bị mất khiến lực nâng đỡ cũng không còn, những răng khác sẽ bị nghiêng theo chiều ngẫu nhiên. Đồng thời, lực nhai tác động lên những răng kế bên tăng một cách bất thường, khiến ảnh hưởng đến dây thần kinh kết nối hai xương hàm.
7. Gây mất thẩm mỹ:
Nếu răng mất ở vị trí khó nhìn thấy như răng hàm, người mất răng sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể về thẩm mỹ.
Tuy nhiên, đối với các vị trí dễ nhìn thấy như răng cửa, việc tồn tại một khoảng trống lớn trên miệng khi cười, nói sẽ khiến người mất răng ngại ngùng, thiếu tự tin và hạn chế giao tiếp. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc.
Với các phương pháp trồng răng Implant tại nha khoa Dr.Care, các vấn đề về mất răng sẽ hoàn toàn có thể được giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Người mất răng sẽ lấy lại được nụ cười tự tin, hàm răng chắc khỏe cùng vô số niềm vui khác khi hưởng thụ cảm giác “mọc lại răng mới”.